Saturday, November 7, 2009

7Nov2009

http://vietnamnet.vn/psks/baoban/2004/07/172330/ Bài pv cuối cùng với Tố Hữu

http://www.thanhvinh.net/quantro/?p=566 Toàn văn bài thơ Việt Bắc, có gì hay nhỉ?

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4855&rb=08 Lại Nguyên Ân tổng hợp bình luận về bài thơ Việt Bắc

http://baobariavungtau.com.vn/vn/vungtauchunhat/28382/index.brvt du lịch Việt Bắc

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1951_to_1960/1956/195607/195607010001 Sắc lệnh lập khu tự trị Việt Bắc

http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=85 Chu Văn Tấn

http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=2547 Đài phát thanh Việt Bắc

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30470&cn_id=251481 Việt Bắc nhớ Bác Hồ = Việt Bắc ca

http://www.vanhoaphuongdong.com/forum/archive/index.php/t-1236.html Văn hóa Việt Nam

http://tintuc.xalo.vn/00465345659/hanh_quan_than_toc_ve_tan_trao.html Moving from Pac Po to Tân Trào

http://tintuc.xalo.vn/202078271970/bac_ho_nhung_ngay_o_thu_do_gio_ngan.html HCM in Việt Bắc

http://www.nhahatvietbac.org.vn/DetailView.aspx?id=39 Đoàn văn công tự trị Việt Bắc

50 năm vượt khó và trưởng thành
Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc tiền thân là Đội văn công liên khu Việt Bắc. Được thành lập từ năm 1953. Nửa thế kỷ phát triển và trưởng thành, các thế hệ Nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn đã có những đóng góp to lớn cho nền sự phát triển của nền nghệ thuật dân tộc, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Bắc nói riêng, và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, những chương trình, tiết mục của Đoàn đã góp phần động viên tinh thần đồng bào và chiến sĩ cả nước, góp phần thắng lợi vào cách mạng giải phóng dân tộc và tên tuổi của Đoàn đã gắn liền với chiến khu Việt Bắc.

http://www.lmvntd.org/dossier/tvq_nduoc.htm Nguyễn Đình Ứớc và Chu Văn Tấn

http://www.lenduong.net/spip.php?article7906 Thư CM lão thành vềề Chu Văn Tấn

http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/van-hoa/khai-mac-trien-lam-my-thuat-khu-vuc-iii-tay-bac-viet-bac-lan-thu-xiv-nam-2009/34227.040.html Mỹ thuật khu vực 3

http://dddn.com.vn/3589cat101/hoi-cho-viet-bac-2004-tri-an-qua-khu.htm Hội chợ Việt Bắc 2004

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/laodong.com.vn/50-nam-nhung-nguoi-anh-hung-cam-phan/3231481.epi Cắm bản ở Mường Tè

http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.nhandan.com.vn/Xay-dung-Thai-Nguyen-tro-thanh-trung-tam-kinh-te-van-hoa-xa-hoi-vung-Viet-Bac/3273732.epi Chính sách Thái Nguyên

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/ca.cand.com.vn/Cu-ong-82-tuoi-van-tich-cuc-bao-ve-an-ninh/3257601.epi An ninh Bắc Kạn

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/www.nhandan.com.vn/ATK-Dinh-Hoa-hom-nay/3157355.epi ATK Định Hóa

http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2009/11/207853/ Cướp nghêu ở Cần giờ

http://www.laodong.com.vn/Home/Nho-nhung-troi-ban-Tay-Bac-Muong-Lo/20083/82008.laodong Mường Lò Tây Bắc

http://www.freewebs.com/tinvn/TacDatTacVang.htm Thác Bản Giốc

http://www.dongduongthoibao.net/view.php?storyid=205 Lúc nào rảnh thì đọc vậy, dài wá

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=2401 Tết ở Việt Bắc

http://www.baodienbienphu.info.vn/NewsDetail.asp?Catid=7&NewsId=47600 Lai Châu

Tuesday, November 11, 2008

UNESCO VN duoc huan chuong

SGGP http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/11/171522/
VĂN HÓA VĂN NGHỆ
Hiệp hội CLB UNESCO VN đón Huân chương Lao động hạng nhì
Thứ tư, 12/11/2008, 03:36 (GMT+7) V.Xuân
(SGGP).- Ngày 11-11, tại Hà Nội, Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam đã tổ chức Đại hội Ban Chấp hành và lễ kỷ niệm 15 năm thành lập; đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì. Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam được đánh giá là một trong những Hiệp hội UNESCO lớn mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với mạng lưới gần 100 CLB và 150.000 thành viên thường xuyên tham gia các hoạt động do hiệp hội tổ chức.

Monday, November 10, 2008

Bài học LS qua narrative và Bản sắc dân tộc

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=287335&ChannelID=13 báo Tuổi Trẻ
Giáo dục
Thứ Ba, 11/11/2008, 03:35 (GMT+7)
Người kể chuyện lịch sử
PHÚC ĐIỀN
TT - Người thầy ấy chẳng mấy khi ngồi ở bàn giáo viên. Thầy thường đứng giữa những hàng ghế, giữa học trò của mình, gần gũi, thân thiện. Giờ giảng của thầy có nhiều tiếng cười, những cánh tay giơ lên tranh nhau phát biểu, những cuộc thảo luận thú vị. Một sự cộng hưởng đầy hứng thú giữa thầy và trò. Thầy là nhà giáo Lê Quang Minh, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM).

Một tiết học sử của HS lớp 10A1 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai với thầy Lê Quang Minh luôn rộn tiếng cười - Ảnh: Như Hùng

Giờ học về sự hình thành của các quốc gia cổ đại, trò hỏi thầy: “Vấn đề hình thành các quốc gia cổ đại đòi hỏi những yếu tố nào?”. Thầy hỏi cả lớp, ai biết, trả lời cho bạn? “Thưa thầy, phải có lãnh thổ; phải có dân chúng; có luật pháp; văn hóa, tôn giáo”... Thầy chờ đến lúc có bạn nói: có bộ máy nhà nước, có chính quyền và gút ý. Giờ học đạt trình độ nhận thức cao khi chính HS đặt ra câu hỏi và tìm ra những câu trả lời khái quát nhất. 1. “Lịch sử là một câu chuyện cổ tích dài, rất hay, nhiều ý nghĩa. Tôi từng nghe các cụ mình kể những câu chuyện rất hay về vua Lê Lợi, Quang Trung. Học sinh rất thích nghe những câu chuyện lịch sử như vậy. Người thầy dạy lịch sử làm nhiệm vụ khơi gợi cho HS cảm nhận cái hay của câu chuyện ấy”, thầy Minh nói. Thầy chọn cách kể chuyện lịch sử bằng hàng loạt câu hỏi liên tục trong giờ học. Những câu hỏi từ dễ đến khó dần và càng cuối giờ càng nhiều HS giơ tay tranh nhau phát biểu.

Bài học về Xã hội nguyên thủy (Lịch sử lớp 10). Bài giảng của thầy đưa HS về với hình ảnh những con người đầu tiên xuất hiện còn mông muội, ăn sống nuốt tươi. Hai triệu năm sau con người biết tạo ra lửa, ăn chín, não phát triển. Lửa là phát minh vĩ đại nhất của loài người giai đoạn nguyên thủy. Thầy đặt câu hỏi: “Theo em, sự kiện nào là quan trọng nhất trong lịch sử phát triển thời nguyên thủy?”. Lớp học xôn xao với rất nhiều phương án trả lời: có bạn nói thời kỳ đá mới, có bạn nói đó là sự xuất hiện của lửa, có bạn nói sự xuất hiện loài người mới là quan trọng nhất vì không có con người làm sao có lịch sử loài người, làm gì có lửa!

Sự xuất hiện của lửa, đúng rồi. Nhưng sự xuất hiện của loài người cũng có lý. Một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra, lớp học chia làm hai phe: phe chọn “lửa’’, phe chọn “ loài người” và cả lớp hồi hộp chờ thầy “xổ số” - tức là lúc thầy công bố câu trả lời đúng.
Đáp án đúng là sự xuất hiện của lửa, nhưng đáp án “loài người” cũng có điểm thưởng vì đó là đáp án của kiểu tư duy thông minh.
Cứ vậy, lớp học của thầy Minh luôn “có lửa”. Thầy là người nhen nhóm lửa và học trò thổi bùng ngọn lửa cho tiết học.

2. “Từ thời học sư phạm tôi luôn nghĩ về những tiết học vui vẻ, hình ảnh người thầy thân thiện. Thầy không vui, không thoải mái, HS sẽ thụ động ngồi đợi thầy đọc, chép. Nếu khơi đúng mạch tư duy của HS, môn lịch sử không hề khô khan như người ta nghĩ. Cái gì tự HS nói ra, các em sẽ dễ tiếp thu và khắc sâu hơn thầy nói” - thầy Minh tâm sự. Và thầy luôn tìm cách để HS mở lòng mình, mạnh dạn phát biểu bằng hàng loạt câu hỏi theo ý đồ sư phạm từng bài. Thầy hỏi liên tục, những câu hỏi theo hướng khó dần, đòi hỏi độ tư duy cao hơn. Nhưng lúc nào cũng vậy, càng cuối giờ càng nhiều cánh tay giơ lên...

3. Một lần dạy lớp HS giỏi, thầy Minh hỏi: “Bản sắc văn hóa dân tộc VN là gì?”. Rất nhiều phương án trả lời: đấy là bánh trung thu, Tết Nguyên đán, trầu cau, lòng yêu nước...

Bất ngờ một HS nam nói: “Thưa thầy, văn hóa VN bị ảnh hưởng phương Tây rất nhiều từ chữ viết, trang phục, áo dài đồng phục các bạn nữ giờ cũng đổi sang váy rồi... Em thấy khó xác định rõ cái gì là bản sắc riêng, nhưng có một điều rõ ràng là chúng ta hội nhập nhanh và biết tiếp thu nhiều cái hay từ phương Tây...”. Thầy hỏi tiếp: “Vậy chúng ta thành người phương Tây rồi sao?”. Cả lớp suy nghĩ... và một nữ sinh đứng lên: “Thưa thầy, có thể chúng ta ảnh hưởng văn hóa phương Tây nhưng trong ý nghĩ ta là người VN, có lòng tự hào của dân tộc VN...”.

Đó là cuộc tranh luận của những HS lớp 10. Và không có gì hạnh phúc hơn đối với người thầy khi tiết dạy của mình đưa HS đến những đúc kết nhận thức đỉnh cao như vậy!

Môn lịch sử là một câu chuyện hay, nhiều ý nghĩa. Người thầy là người khơi gợi cho HS cảm nhận cái hay của câu chuyện ấy. Thầy Minh tâm niệm: người thầy phải nắm vững kiến thức, từ đó mới biết chấp nhận và gợi mở những cảm nhận đôi khi rất khác nhau của HS. Mỗi sự kiện lịch sử là kết quả của nhiều sự kiện, diễn biến trong quá khứ và là nguyên nhân của những sự kiện tiếp theo. Học lịch sử, HS không phải học thuộc lòng mà chính là học cách nắm bắt ý nghĩa lớn lao của sự kiện ấy. Và những câu chuyện lịch sử được kể bằng hệ thống câu hỏi của thầy giáo Lê Quang Minh vẫn đang được kể trong từng tiết học bằng chính sự cộng hưởng đầy hứng thú từ học trò của mình.

Biến điều sợ thành điểm thưởng
Các em sợ nhất cảnh mặt đối mặt với thầy lúc trả bài đầu giờ. Những điểm thưởng từ những phát biểu đúng và hay trong giờ học của thầy Minh được cộng dần thành điểm kiểm tra miệng. Theo thầy Lê Quang Minh, việc cho điểm thưởng là một cách khen thưởng kịp thời, khuyến khích HS đóng góp xây dựng bài. Khi HS trả lời được những câu hỏi của giáo viên trong giờ học, tức là các em đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. “Trong những cánh tay giơ lên, tôi ưu tiên những HS giơ tay trước và những em chưa có điểm thưởng. HS của chúng ta học quá nhiều môn, không nên bắt các em mất quá nhiều công sức cho môn của mình”.

Saturday, November 8, 2008

Người Chăm ở PN

Đại Đoàn Kết http://203.171.31.58/ddk/mdNews.ddk?masterId=5&categoryId=54&id=11400
1/61 tỉnh thành/Chúng tôi nói về chúng tôi

Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh: Chia sẻ nỗi lo với cộng động người Chăm
8:59 AM, 07/11/2008 Ngọc Trần – ATQ
Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh là quận có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống lâu đời trên địa bàn gồm 127 hộ - 611 nhân khẩu, tập trung tại khu phố 1 phường 17, đời sống vật chất hầu hết thuộc diện nghèo, trình độ văn hóa thấp. Mặt khác, do sự ràng buộc về phong tục tập quán và nghi thức tôn giáo nên đời sống cộng đồng mang tính khép kín.
Một góc Phú Nhuận sau khi chỉnh trang đô thị
Theo số liệu khảo sát năm 2001, trong cộng đồng dân tộc Chăm có trên 30% trẻ thất học và bỏ học giữa chừng, 20% trẻ học các lớp phổ cập nhưng tỷ lệ học sinh lên lớp không ổn định, vì thường xuyên phải theo cha mẹ buôn bán và trong số này tỷ lệ bỏ học có nguy cơ tăng lên. Có 50% trẻ dưới 12 tuổi suy dinh dưỡng, trên 10% trẻ chưa ngoan và làm trái luật, 3% trẻ đi ăn xin, 8% trẻ chưa có khai sinh. Trong số 37% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có từ 4- 5 con; 75% phụ nữ không biết sử dụng các biện pháp tránh thai. Thanh niên đa phần không có tay nghề, 25% lao động thất nghiệp. Có 24% nhà dân tộc Chăm thuộc loại lụp xụp, xuống cấp, ván mục; 30% nhà không có nhà vệ sinh tự hoại, 6% nhà không có đồng hồ điện, trên 50% nhà không có đồng hồ nước. Qua khảo sát cũng cho thấy đa số đồng bào Chăm có trình độ văn hóa thấp và ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Đời sống kinh tế rất khó khăn, có 65% hộ nghèo, trong đó hộ rất nghèo chiếm tỷ lệ 5,9%.
Trước thực trạng trên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự điều hành của chính quyền và hoạt động chặt chẽ, xuyên suốt, đồng bộ của đoàn thể qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác tôn giáo, dân tộc của Đảng, quận Phú Nhuận đã tạo được sự đồng tình, sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong toàn hệ thống chính trị quận về thiết thực chăm lo đời sống cộng đồng người Chăm. Trước hết, quận Phú Nhuận đã thành lập ban quản lý chương trình “Hỗ trợ đời sống cộng đồng người Chăm” nhằm tập trung đồng bộ khả năng của các cấp, các ngành trong công tác chăm lo toàn diện cho đồng bào Chăm ở địa phương. Qua hơn 5 năm thực hiện với các nội dung cụ thể: vận động tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những kiến thức cộng đồng, công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Chăm, đến nay chương trình đã hoàn thành 100% việc xây dựng nhà tình thương cho đồng bào Chăm; 100% hộ có nhà vệ sinh tự hoại, gắn điện kế, đồng hồ nước... Thông qua các nguồn quỹ xã hội, quận đã cho trên 50 lượt hộ vay vốn xóa đói giảm nghèo, tín dụng tiết kiệm (104 chị/146 triệu); hỗ trợ 100% vốn học nghề và giới thiệu việc làm cho người Chăm có hoàn cảnh khó khăn. Từ 83 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn đầu chương trình, đến nay chỉ còn 10 hộ.
Quận Phú Nhuận còn vận động bà con người Chăm cho con em học tập nâng cao trình độ văn hóa, thực hiện miễn toàn bộ học phí tại các cấp học, vận động trên 100 suất học bổng hàng năm, tổ chức phụ đạo miễn phí... Do đó, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100% và có từ 4 đến 8 em đã và đang học đại học ở các trường trong và ngoài nước (trước đây không có trường hợp nào). Kiến thức về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, hiểu biết về pháp luật từng bước được nâng cao, đời sống người Chăm đã có chuyển biến đáng kể. Từ ít gắn kết, họ đã từng bước hòa nhập với cộng đồng và tham gia các phong trào do địa phương, đoàn thể phát động như tham gia sinh hoạt các đoàn thể, các hội quần chúng (Chi đoàn, Chi hội thanh niên, Chi hội phụ nữ Chăm, Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Chữ thập đỏ); tham gia các đội thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ...
Ngoài ra, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên quận Phú Nhuận còn tổ chức hướng dẫn kỹ năng vận động đồng bào dân tộc trong đoàn viên, hội viên, phân công đoàn viên, hội viên vận động người Chăm tham gia phong trào, có cơ cấu đại diện người Chăm trong ban chấp hành..., do đó đã thực hiện tốt công tác dân tộc, xây dựng, tập hợp lực lượng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, UB MTTQ quận còn phối hợp với Ban Tôn giáo vận động các chùa tham gia hỗ trợ chăm lo tặng nhà tình thương cho đồng bào người Chăm nghèo, tạo sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Trưởng ban Dân vận Quận uỷ Phú Nhuận, ông Huỳnh Cách Mạng cho biết, có thể nói, Chương trình hỗ trợ đời sống cộng đồng người Chăm trên địa bàn quận Phú Nhuận là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đồng bào dân tộc Chăm, do đó được đồng bào dân tộc Chăm hưởng ứng và cùng phối hợp thực hiện. Chương trình đã tạo sự chuyển biến trong đồng bào dân tộc Chăm, nâng dần nhận thức, sự hiểu biết chung của đồng bào dân tộc Chăm về kiến thức xã hội, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là nâng cao sự hiểu biết của gia đình đối với việc chăm lo học hành của con cái họ. Đồng bào dân tộc Chăm đã thấy được việc buôn bán dạo, nhỏ lẻ theo truyền thống cũ, thu nhập không ổn định, không thể cải thiện đời sống và không thể hòa nhập với xã hội, và muốn đổi đời chỉ có con đường duy nhất là cho con học chữ, học nghề. Và cũng thông qua chương trình, đồng bào dân tộc Chăm từng bước hòa nhập vào cộng đồng dân cư, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia đầy đủ các phong trào do quận và phường phát động. Đồng bào dân tộc Chăm đã nhận thức sâu sắc hơn về chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta, tạo sự phấn khởi, nâng cao ý thức trách nhiệm và niềm tin đối với Đảng và chính quyền, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.

Nghien cuu nam bo

http://www.phapluattp.vn/news/van-hoa/view.aspx?news_id=233307
Cần có một công trình tổng thể về lịch sử Nam bộ
07-11-2008 22:34:00 GMT +7
T.MẬN
Trong hai ngày 7 và 8-11, tại hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam bộ 2006-2008, nhiều nghiên cứu đã tập trung mổ xẻ các vấn đề xã hội của Nam bộ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quy (Viện Nghiên cứu giáo dục) đã công bố đồng bằng sông Cửu long có tỷ lệ nhập học thấp nhất nước (59,6%), thấp hơn cả vùng Đông Bắc và Tây Nguyên. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, điều kiện kinh tế của người dân còn thấp, nhiều học sinh yếu kém gây khó khăn để áp dụng các phương pháp dạy học mới...
PGS-TS Phan Xuân Biên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội TP.HCM cho rằng cội nguồn và lịch sử phát triển của vùng đất Nam bộ chưa được sử sách nhìn nhận, đánh giá đầy đủ. Cần có một công trình mang tính tổng thể về lịch sử Nam bộ để làm cơ sở phổ biến, giảng dạy. Những nơi có điều kiện nên hình thành các môn học theo hướng “khu vực học”, “địa phương học”.
Các vấn đề khác như sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên, khắc phục những khó khăn của người nhập cư vào thành phố, công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông thôn và an ninh lương thực... cũng được các nhà nghiên cứu đặt ra. Hôm nay (8-11), các tiểu ban sẽ báo cáo kết quả thảo luận.

Wednesday, October 22, 2008

Critique vs Dogma

Bản sắc có thể là cái không thể dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (ai viết nhỉ, tự nhiên quên mất rồi) nhưng cũng có thể khi dò theo con đường phát triển của tư duy sẽ thấy cái chưa được dịch sang là cái khái niệm hoặc tư tưởng mà nước kia chưa nhận được từ nước này. Đó là cái suy nghĩ khi tôi đang lần mò tìm nghĩa tiếng Việt cho 2 khái niệm Dogma và Critique. Dogma http://en.wikipedia.org/wiki/Dogma thì rõ ràng đã có, là 'giáo điều', nhưng Critique http://en.wikipedia.org/wiki/Critique thì từ điển Vdict http://vdict.com/critique,1,0,0.html chỉ mới dừng ở phê bình và tất nhiên là cả 2 trong Wiki đều chưa có bản tiếng Việt. Critique là cách tiếp nhận một hệ tư tưởng khác thông qua phê phán và đánh giá, còn Dogma là chấp nhận một cách giáo điều, đơn giản là lòng tin không cần cơ sở căn cứ. Lập luận Critique được Kant sử dụng triệt để và Marx phát triển, sau đó Stuart Hall dùng lại vào ngành Cultural Studies - tạo ra các critical theory... Và cái khái niệm này thường xuất hiện cùng với chữ Discourse, chẳng hạn the Critique of Discourse, một khái niệm lại càng không có trong tiếng Việt nữa, vì ví dụ như bài đít-cua tiếng Việt vẫn hiểu là bài giảng, chứ chưa có nghĩa mới như là thảo luận - discuss, debate như hiện tại, xuất hiện từ thập niên 1960s qua Foucault.

Saturday, October 4, 2008

Mở hàng

Test thử cái, không chát được trong yahoo nên mở thử account bên gmail, luôn tiện thử blog luôn, pà con muốn biết thêm về tớ mời vô http://360.yahoo.com/bantinphuongdong

Thử qua thử lại cũng tạm ổn, hệ thống archive ổn hơn bên 360, frend list và contact chưa thấy đâu, re-edit posted post cũng hơi phiền phức chút, thôi thì từ từ sẽ ổn vậy, hi hi. Tạm thời xóa nạn mù chữ blog gmail.