Wednesday, October 22, 2008

Critique vs Dogma

Bản sắc có thể là cái không thể dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (ai viết nhỉ, tự nhiên quên mất rồi) nhưng cũng có thể khi dò theo con đường phát triển của tư duy sẽ thấy cái chưa được dịch sang là cái khái niệm hoặc tư tưởng mà nước kia chưa nhận được từ nước này. Đó là cái suy nghĩ khi tôi đang lần mò tìm nghĩa tiếng Việt cho 2 khái niệm Dogma và Critique. Dogma http://en.wikipedia.org/wiki/Dogma thì rõ ràng đã có, là 'giáo điều', nhưng Critique http://en.wikipedia.org/wiki/Critique thì từ điển Vdict http://vdict.com/critique,1,0,0.html chỉ mới dừng ở phê bình và tất nhiên là cả 2 trong Wiki đều chưa có bản tiếng Việt. Critique là cách tiếp nhận một hệ tư tưởng khác thông qua phê phán và đánh giá, còn Dogma là chấp nhận một cách giáo điều, đơn giản là lòng tin không cần cơ sở căn cứ. Lập luận Critique được Kant sử dụng triệt để và Marx phát triển, sau đó Stuart Hall dùng lại vào ngành Cultural Studies - tạo ra các critical theory... Và cái khái niệm này thường xuất hiện cùng với chữ Discourse, chẳng hạn the Critique of Discourse, một khái niệm lại càng không có trong tiếng Việt nữa, vì ví dụ như bài đít-cua tiếng Việt vẫn hiểu là bài giảng, chứ chưa có nghĩa mới như là thảo luận - discuss, debate như hiện tại, xuất hiện từ thập niên 1960s qua Foucault.

No comments: